Cung văn hóa thành phố Bắc Ninh

Thành phố Bắc Ninh là một đơn vị hành chính cấp thành phố trực thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ của tỉnh Bắc Ninh. Thành phố Bắc Ninh là 1 trong 10 đô thị sạch năm 2009.

Chùa Dâu (xưa và nay), huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Chùa Dâu, còn có tên là Diên Ứng (延應寺), Pháp Vân (法雲寺), hay Cổ Châu, là một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km. Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam.

Thursday, February 13, 2014

Làng nghề giấy Đồng Cao

Đó là làng giấy Dương Ổ, xã Phong Khê (huyện Yên Phong). Mỗi năm ngôi làng này sản xuất ra 400.000 tấn giấy các loại, gấp bốn lần nhà máy giấy lớn nhất nước là Nhà máy giấy Bãi Bằng.


“Thành hoàng của làng không phải là ông tổ nghề giấy nhưng từ khi tôi sinh ra đã thấy cụ tôi làm nghề giấy rồi!” - bà Nguyễn Thị Sửng, 75 tuổi, ngụ tại thôn Dương Ổ, nói. Bây giờ gia đình cụ Sửng vẫn theo nghề làm giấy nhưng chỉ sản xuất loại giấy dó dùng để làm tranh Đông Hồ và hoành phi, câu đối... Hiện nay làng chỉ còn chừng 10 hộ làm giấy dó vì nhu cầu tiêu thụ loại này rất ít.

Truyền thống “nhất nghệ tinh”Theo ông Nguyễn Quốc Bảo, chủ doanh nghiệp sản xuất giấy Minh Hoàng, đáng lẽ nghề giấy làng Dương Ổ cũng “ngỏm” từ khi làng pháo Bình Đà (Hà Tây) ngừng sản xuất. Trước kia, làng Dương Ổ là nơi chuyên cung cấp loại giấy làm ngòi pháo cho làng Bình Đà. Từ khi có lệnh cấm đốt pháo của Chính phủ, làng Bình Đà chuyển sang nghề cung cấp thực phẩm thì làng Dương Ổ vẫn giữ nghề làm giấy. Để tồn tại, các hộ dân sản xuất giấy trong làng Dương Ổ họp lại và các cụ cao tuổi trong làng “huấn” rằng “nghề làm giấy bền đến muôn đời, khi nào người còn thì còn dùng đến giấy, làng ta phải giữ lấy nghề nhất nghệ tinh này nhưng phải hiện đại hóa nó đi”. Làng Dương Ổ bèn chuyển sang sản xuất giấy viết, giấy vệ sinh và các loại bao bì giấy. 

Ông Bảo nhớ lại khó khăn lớn nhất khi chuyển sang sản xuất mặt hàng mới là chuyện đi vay vốn, đầu tư máy móc. Với dân làng Dương Ổ, chuyện vay ngân hàng lúc ấy là xa xôi lắm vì họ đâu có gì để thế chấp, tín chấp. Nhưng tất cả mọi khó khăn đều đã vượt qua vì tình làng nghĩa xóm, hộ nào có điều kiện khá giả thì cho những hộ khó khăn hơn vay tiền mà không đòi hỏi thế chấp. Do vậy mà nhà ai cũng có nghề, có việc làm!Thật ra, không phải đến lúc làng Bình Đà tan rã nghề làm pháo thì dân Dương Ổ mới xoay nghề làm giấy viết, mà trước đó làng đã có một xí nghiệp giấy tư nhân đầu tiên của miền Bắc, đó là xí nghiệp của ông Nguyễn Văn Năng. Nhưng do thời bao cấp ngăn sông cấm chợ, xí nghiệp giấy của gia đình ông Nguyễn Văn Năng phải hoạt động “chui”. Khi cơ chế thị trường bung ra, xí nghiệp ông Năng hoạt động khá mạnh mẽ và thu hút đông đảo lao động trong và ngoài làng đến làm thuê. Từ xí nghiệp giấy của ông Năng, các hộ gia đình gửi con em vào làm việc và khi các cô cậu vững tay nghề thì trở về gia đình đầu tư máy móc, dây chuyền sản xuất nhỏ và thế là cả làng đều có... công nghệ làm giấy!Dẫn tôi đi thăm cơ sở sản xuất kiểu công nghệ... làng, ông Nguyễn Quốc Bảo chỉ tay vào chiếc lò hơi và dây chuyền sản xuất giấy vệ sinh cho biết nó là sự tổng hợp của công nghệ nước ngoài và... tự cải tiến, giá thành chỉ hơn 700 triệu đồng, bao gồm cả nồi hơi và dây chuyền cán giấy tự chế tạo bằng những chiếc bánh răng, quả lô... như máy sản xuất giấy của Đài Loan, nhưng tất cả phụ tùng đều do ông tự lùng mua tại các vựa sắt vụn và tự đặt các xưởng cơ khí chế tạo (một dây chuyền như thế của Đài Loan có giá trên 3 tỉ đồng). Dây chuyền công nghệ... làng như vậy nhưng cho sản phẩm giấy vệ sinh có chất lượng “long lanh” không kém gì ngoại nhập. Xí nghiệp giấy vệ sinh Minh Hoàng của gia đình ông Bảo hiện nay có 30 lao động với mức lương 1-1,2 triệu đồng/tháng. Ông Bảo cho biết ở Dương Ổ hiện nay kiểu dây chuyền công nghệ làng như vậy có đến hàng chục.

Địa chỉ : Thôn Đống Cao, xã Phong Khê, thành phố Bắc Ninh

0 comments:

Post a Comment